Theo truyền thống, cứ đến dịp rằm tháng Bảy âm lịch, các gia đình vẫn thường mua vàng mã về đốt, làm cỗ cúng gia tiên và mua xôi, oản hoặc nấu cháo cúng chúng sinh. Nhưng không phải ai cũng biết có những việc nên kiêng kị nhằm tránh gặp xui xẻo, rủi ro trong “tháng của người âm” này.
Rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt
[center][/center]
Cúng dường và bố thí chúng sinh ở chùa Quán Sứ. Có nhiều truyền thuyết liên quan đến việc cúng lễ ngày rằm tháng Bảy âm lịch. Bên cạnh điển tích A La Hán Mục Kiều Liên cứu mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà người đời vẫn gọi là ngày báo hiếu Vu Lan, hay sự tích ông A Nan Đà phải cúng cho quỷ đói diệm khẩu (miệng lửa) để không bị đày vào kiếp ngạ quỷ mà dân gian vẫn gọi trại đi là lễ cúng cô hồn, còn có một lối giải thích khác gần gũi hơn - ngày rằm tháng 7 âm lịch là ngày mở cửa địa ngục để giải thoát cho các vong linh siêu thoát. Chính vì thế, người nhà nên sắm sửa đồ cúng, vàng mã cho vong linh những người thân, tổ tiên của họ.
Tuy nhiên, cũng theo quan niệm dân gian, không chỉ có các vong linh của thân quyến đi qua cửa địa ngục vào dịp này, mà lẫn trong đó còn có các vong hồn bất hảo, quậy phá vẫn được gọi là ma quỷ. Chính vì thế, cũng có những quan niệm từ xa xưa cho rằng vào ngày “âm khí xung thiên” ngoài việc cầu cúng, nên tránh làm một số việc dưới đây để bảo vệ mình:
- Những người yếu bóng vía, đàn bà, trẻ con không nên đi chơi đêm vào dịp này bởi dễ gặp điều không may.
- Không tùy tiện đốt vàng mã mà không cầu khấn tổ tiên vì có thể khiến ma quỷ tụ tới.
- Không ăn vụng đồ cúng dành cho cô hồn bởi có thể rước họa vào mình.
- Không hù dọa, nhát ma khiến người khác có thể “hồn xiêu phách lạc” dễ bị ma quỷ nhập.
- Kiêng đứng, leo trèo, ẩn náu ở những cây cổ thụ, đặc biệt là cây đa vì đây là nơi trú ngụ của ma quỷ.
- Đừng bao giờ nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, bởi có thể là tiền cúng chúng sinh.
- Hạn chế đi đêm qua những nơi vắng vẻ hoặc ở những nơi góc tường, xó tối, là nơi ma quỷ hay tụ bạ.
- Không nên thức quá khuya, tinh thần hao nhược, dễ bị nhiễm âm khí.
- Nếu buộc phải đi qua những nơi vắng vẻ vào buổi tối, chỉ nên nhìn về phía trước và đi thẳng, tuyệt đối không ngoái lại nhìn phía sau. Nhiều người lên chùa vào dịp này để cúng cầu an. Những điều kiêng kị trên xuất phát từ quan niệm của người xưa từ trăm, ngàn năm trước, khi sự phát triển của khoa học, của xã hội và văn minh nhân loại khác xa so với bây giờ. Do dó có thể có những điều không còn phù hợp. Tuy nhiên, như các bậc cao tuổi vẫn nói: “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”!
- sưu tầm-
Test
test
tku